Công việc trong thế giới hiện đại ngày càng tỏ rõ sự phân chia đến mức chuyên biệt các ngành nghề. Điều ấy đồng nghĩa với việc các công việc ngày càng đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa cao, nói cách khác, đòi hỏi kiến thức cứng. Ngành lập trình cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, khác với tư duy thông thường cho rằng các Developer không cần kĩ năng mềm, điều đó hoàn toàn sai lầm. Một chủ thể, một cá nhân chỉ có thể phát triển trong quá trình tương tác, điều ấy nghĩa là, không thể phát triển bản thân mà không có các kĩ năng mềm. Các Developer, giống như các cá nhân thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, cũng cần có các kĩ năng nhất định, ví dụ như: giao tiếp (với khách hàng, với cấp trên, với đồng nghiệp), quản lý đội nhóm (nếu bạn là team lead, PM, …), kĩ năng báo cáo vấn đề (issue report), xử lí khủng hoảng (chậm deadline, giải quyết áp lực khi khối lượng công việc lớn), v…v…
Kỹ năng mềm là gì?
Kĩ năng mềm là tập hợp các ‘phẩm chất đáng mong ước’ của một cá nhân, thể hiện ở việc thích ứng cao độ với hoàn cảnh, công việc và các mối quan hệ liên cá nhân (quan hệ giữa người và người). Và vì nó là kĩ năng, giống như kĩ năng cứng (coding, giải toán, phẫu thuật), nó cần được luyện tập.

Kỹ năng mềm gồm có những gì?
Vì là tập hợp các phẩm chất, kĩ năng mềm được phân chia thành rất nhiều nhóm kĩ năng, ở trong mỗi nhóm lại cho thể chia ra tiếp nhiều kĩ năng nhỏ. Ở đây, chúng tôi tạm chia thành 2 nhóm kĩ năng chính cho các bạn tham khảo:
1. Nhóm kĩ năng cá nhân:
Các kĩ năng cá nhân có thể kể tới như : kĩ năng quản lí, xử lí khủng hoảng/ giải quyết áp lực, kĩ năng tạo thói quen, …
Trong số những kĩ năng trên, có thể kể tới kĩ năng quản lí cá nhân, bao gồm rất nhiều kĩ năng nhỏ nữa, như: quản lí thời gian, công việc, quản lý cảm xúc, tài chính. Một con người muốn hoạt động hiệu quả cần thiết phải biết cách tổ chức đời sống của chính mình, điều này cực kỳ quan trọng. Bạn có một số lượng hữu hạn thời gian, hữu hạn tài chính, làm sao để bạn phát huy được tất cả các tiềm năng trong một số lượng các biến hữu hạn như vậy ? Vậy nên, để một người có thể hiện thực hóa tất cả tiềm năng của mình, người đó cần phải học cách quản lí (tất cả nguồn lực của) chính mình. Sự sắp xếp không thỏa đáng sẽ dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả, không phát huy được hết khả năng của bản thân, đồng thời dễ đem lại những cảm giác tiêu cực (buồn chán, bất lực).
2. Nhóm kỹ năng liên cá nhân:
Có rất nhiều kĩ năng liên cá nhân mà một người có thể kể tới, điển hình nhất là 2 kĩ năng rất nhiều doanh nghiệp mong muốn nhân viên mình sở hữu : kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

Kĩ năng giao tiếp là một tập hợp kĩ năng gồm các kĩ năng nhỏ khác như : Kĩ năng hỏi/ đáp, khen/chê, truyền động lực. Các cá nhân sở hữu kĩ năng giao tiếp tốt luôn đem lại một nguồn sinh khí mới cho mọi người xung quanh, đây là lý do các doanh nghiệp và tổ chức rất mong muốn có được họ.
Kĩ năng làm việc nhóm cũng tương tự như vậy, nó bao gồm nhiều kĩ năng nhỏ như : truyền đạt, thuyết trình, báo cáo, phản biện, và đề xuất. Mỗi thao tác đều cần có bài bản, quy tắc, quy chuẩn, để một hệ thống có thể vận hành một cách trơn tru nhất.
Ngoài ra còn rất nhiều kĩ năng liên cá nhân khác như kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng quản lý nhóm, kĩ năng khởi xướng hành động. Một cá nhân sở hữu cho mình càng nhiều phẩm chất, càng đem lại lợi thế trong cả doanh nghiệp cũng như ngoài đời sống, bất kể họ đứng ở vị trí nào.
Nhận thấy tầm quan trọng của các kỹ năng mềm, chúng tôi đã xây dựng một khung chương trình đào tạo bao gồm cả những kĩ năng cá nhân và liên cá nhân, từ đó giúp các học viên phát huy tối đa những năng lực của bản thân, đồng thời tạo ra ưu thế vượt trội so với những ứng viên khác được đào tạo theo lối thông thường.
Tham khảo lộ trình học khóa nghiệp vụ chuyên sâu của chúng tôi
Đăng ký ngay để trải nghiệm khóa học miễn phí từ chúng tôi