Bạn bắt đầu có chút hứng thú với lập trình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Bạn thử tự tìm hiểu những kiến thức trên mạng, và sau vài giờ hay vài ngày thì bắt đầu thấy ngợp? Học lập trình liệu có thực sự khó đến thế không?

Câu trả lời là có, và không. Dễ vì lập trình đang là ngành hot, tài liệu mà bạn có thể tìm kiếm và thu thập không hề thiếu, đặc biệt với những công nghệ có tên tuổi. Lập trình có khó, nó khó đối với những người không biết bắt đầu từ đâu. Bạn có thể dễ nhận thấy kiến thức trên mạng thì quá nhiều, đôi khi có những kiến thức đã lỗi thời, đôi khi lại có những kiến thức quá mới, có thể dễ thực hành hoặc không, tuy nhiên, khó thể áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lập trình là một ngành khoa học ứng dụng, không thể ứng dụng đồng nghĩa với “chết”. Vậy với người mới bắt đầu, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
Hãy bắt đầu từ tổng quan
Không một ngành nghề nào rộng mở hơn ngành lập trình, bạn chỉ cần một chiếc máy tính và internet, vậy là bạn đã có thể bắt đầu học. Tuy nhiên, kiến thức thì nhiều, lực học thì có hạn, cố gắng bơi lội trong bể kiến thức như vậy rất tốn thời gian. Mà như các bạn đã biết, thời gian là thứ cực kỳ quan trọng, đặc buổi trong thời buổi phát triển như hiện nay. Không nắm được tổng quan, không có phương hướng rõ ràng, lạc là điều hiển nhiên.
Phương pháp học khác biệt
Phương pháp học truyền thống: học lý thuyết rồi tới thực hành, không còn nhiều giá trị trong thời buổi hiện nay. Tư duy lập trình chỉ rất rõ ra hành vi học tập của con người cần đến từ sự bắt chước tiên quyết. Ngoại trừ bạn là người đã có kiến thức chuyên sâu (người “trưởng thành” trong nghề), xét ở phương diện ngành, bạn là “đứa trẻ”. Sau khi nắm được tổng quan, hãy bắt tay vào thực hành. Và điều đầu tiên cần làm khi thực hành là: hãy bắt chước đã.
Tổng quan, thực hành rồi mới đến lý thuyết
Sau khi khả năng thực hành đã chín muồi, lúc đó mới nên học lý thuyết. Khi các khái niệm trừu tượng trong lý thuyết đã đảm bảo có những “kinh nghiệm thô” bạn rút ra từ việc thực hành, lúc này bạn sẽ hiểu. Sau đấy, tất cả những gì chúng ta cần làm là hệ thống lại, biến kiến thức của người khác thành của mình, hiểu và tự tư duy để giải quyết được những bài toán mới phát sinh.
Nhưng làm sao nắm tổng quan?
Tổng quan đòi hỏi tầm nhìn hệ thống, chỉ có những người “trưởng thành” hơn trong ngành mới có thể nắm rõ, những người mới chập chững vào ngành hay vẫn còn đang ngồi trên ghế giảng đường, mặc dù có thể có kinh nghiệm thực hành, song tất nhiên chưa thể nắm được. Phương pháp được đề xuất ở đây đòi hỏi những người hướng dẫn kinh nghiệm, một môi trường tốt để tạo điều kiện cho bạn khả năng thực thi và rèn luyện nó một cách nhuần nhuyễn. Nếu cơ hội đã đến, tại sao bạn không thử nắm lấy nó?